Đình Quan Lạn thờ Thành Hoàng và các vị Tiên Công có công khai phá và xây dựng mảnh đất này. Đình được xây dựng vào cuối thời Lê và tu sửa nhiều lần ở thời Nguyễn.
Phía trước đình Quan Lạn |
Nội thất của đình Quan Lạn được trang trí bằng nghệ thuật chạm trổ điêu khắc rất tinh vi. Toàn bộ các thành phần cơ bản của kiểu kiến trúc đều được trạm khắc công phu tạo thành một bức tranh liên hoàn mang tính chất hoành tráng trông rất uy nghi lộng lẫy.
Đề tài trang trí chủ yếu là hình tượng rồng phượng hoa lá. Tuy vậy mỗi mảng điêu khắc lại diễn tả một đề tài cụ thể làm nổi bật lên 1 ý niệm khác nhau. Nhưng nhìn bao quát từ ngoài vào trong từ trên xuống dưới đều toát lên một phong cách chung tạo ra một vẻ đẹp hài hòa cân đối.
Đề tài trang trí chủ yếu là hình tượng rồng phượng hoa lá. Tuy vậy mỗi mảng điêu khắc lại diễn tả một đề tài cụ thể làm nổi bật lên 1 ý niệm khác nhau. Nhưng nhìn bao quát từ ngoài vào trong từ trên xuống dưới đều toát lên một phong cách chung tạo ra một vẻ đẹp hài hòa cân đối.
Hoa văn chạm nổi thời Lê |
Lễ hội Quan Lạn bắt đầu từ ngày 10-6 đến ngày 20 -6 âm lịch.
Theo lệ làng ngày 10-6 là ngày khóa làng. Từ ngày này tất cả dân làng không được ai đi đâu ra khỏi đảo mà ngược lại thì được về. Dân gốc Quan Lạn tuy đi làm ăn rất xa, nhất là những đoàn thuyền vận tải lần lượt kéo về quê hương hải đảo để dự lễ hội.
Ngày 16 -6 làm lễ rước thần, dân làng tụ tập về đình, sau đó rước kiệu trên có lọng ngai đặt bài vị thần (Trần Khánh Dư) từ đình sang nghè (là nơi thờ chính Trần Khánh Dư). Sau khi làm lễ tại nghè xong thì đưa hòm sắc phong lên kiệu và rước về đình đặt sắc phong lên bàn thờ, ý nghĩa của việc rước thần này là mời thần Trần Khánh Dư về duyệt quân và chỉ huy trong ngày hội.
Đội hình Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ |
3 giờ sáng ngày 18-6 đánh trống thu dầm. Ngay lập tức quân 2 hàng giáp (giáp văn và giáp võ) tập trung về miếu kiểm tra quân số và trang bị xong thì kéo nhau về nhà ông tướng để ăn uống, vui chơi và nghỉ ngơi lấy sức cho cuộc đua thuyền vào buổi chiều (khoảng 13h - 15h là lúc nước lên to nhất).
Trong khi chờ đợi nước triều lên thì tổ chức diễu binh quanh làng cả đoàn quân lượt đi lượt lại 3 - 4 dòng, từ đầu làng đến cuối làng, dân chúng đi theo. Tiếng trống, tiếng cồng, thanh la đánh om sòm ầm ĩ xen lẫn tiếng hô “hoaa....” vang lừng tạo nên không khí tưng bừng của một ngày hội lớn.
Đi đầu đoàn người là hai anh hài làm trò, mặt vẽ trông rất dữ tợn, tay cầm long đao múa dọn đường. Sau đó là rước kiệu trông rất uy nghi lộng lẫy, sau kiệu là hai ông tướng có phục mũ mão cân đai trông rất oai vệ, lại có 2 người cầm lọng tre cho tướng. Sau tướng là hai hàng quân đều mặc áo phù giá, đầu chít khăn, chân cuốn xà cạp trông rất oai nghiêm đầy khí thế. Sau hai quân là đội nhạc công. Sau đó là các cụ. Tiếp theo là thanh thiếu niên và dân làng.
Sau khi rước kiệu và diễu binh quanh khắp làng thì quay về miếu Đức Ông để làm lễ.
Trước miếu Đức Ông hai hàng quân đứng nghiêm, dầm chèo bơi vác chéo ngang vai. Không khí im lặng trang nghiêm khi 2 ông tướng đi vào trong miếu làm lễ, có 2 vệ sĩ đi theo.
Hai Tướng vào làm lễ trong đền trước khi xuống thuyền |
Sau đó quân 2 bên cõng 2 ông tướng xuống thuyền và bắt đầu cuộc đua thuyền.
Thuyền được trang trí rất đẹp, vẽ hình đầu rồng trước mũi thuyền. Ông tướng đứng trước mũi thuyền tay cầm cờ chỉ huy tiếng trống liên hồi thôi thúc, các tay đua cố sức vượt lên tiến về phía trước vươn tới đích ngoài biển, khi tới đích họ dừng lại nghỉ ngơi, ít phút sau đó lại tiếp tục bơi vào bờ trước sự chứng kiến của mọi người. Khi đến bờ, quân hai bên lại cõng hai ông tướng chạy lên bờ trước cửa miếu để tuyên bố thắng bại và nhận giải.Ông tướng chiến thắng được cõng về miếu để làm lễ |
Trong niềm vui chiến thắng |
Ban tổ chức trao phần thưởng cho cả hai đội |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét